Cục quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế mới đây cho biết chỉ mới cấp phép cho khoảng 1.400 tấn dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được nhập khẩu về Việt Nam. Con số số so với nhu cầu sử dụng thực tế cho thấytình hình dược liệu vận chuyển chui đang diễn biến rất phức tạp và điều quan trọng là những hàng không được kiểm định chất lượng, không rõ nguồn gốc đó lại chiếm phần lớn thị trường dược liệu trong nước.
Tình trạng nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch đang bị thả nổi, việc dược liệu được thông quan qua các cửa khẩu còn rất nhiều tồn tại, chẳng hạn như do dược liệu không có bao bì, nhãn mác theo đúng quy định, phần lớn được đóng gói trong bao dứa, thùng giấy, không kiểm tra được cụ thể các mặt hàng. Dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, lưu hành trôi nổi trên thị trường nông sản, không đảm bảo chất lượng để làm thuốc.
Tại các cửa khẩu, cán bộ kiểm tra chỉ được kiểm tra về số lượng, trọng lượng các bao hàng, không kiểm tra được chất lượng của các dược liệu, trong khi đó trong quá trình kiểm tra chất lượng dược liệu lưu hành trên thị trường thì phần lớn dược liệu nhập vào Việt Nam đa phần là kém chất lượng, hoặc đã bị chiết xuất một phần hoạt chất.
Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế cũng liên tục phát hiện hoàng loạt vụ vận chuyển và tàng trữ dược liệu không có hóa đơn mua hàng và nguồn gốc xuất xứ cụ thể. Tuy nhiên các lực lượng chức năng cũng chỉ mới phát hiện và xử lý được các vụ việc khi các đối tượng đã tuồn được hàng "rởm" vào Việt Nam.
Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389) quốc gia cho biết, nạn buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng liên quan đến dược liệu ngày càng phổ biến.
Ông Trần Hùng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho rằng: “Con số dược liệu nhập “chui” vào Việt Nam mỗi năm trên dưới 40 ngàn tấn. Chúng ta cần xem dược liệu nhập lậu là hàng giả, xử lý nghiêm như thuốc giả”. Đại diện Ban 389 cho rằng muốn kiểm soát vấn đề nhập lậu dược liệu, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, phân định trách nhiệm rõ ràng như biên phòng, công an, quản lý thị trường; mới có thể quản lý chặt dược liệu từ khâu nhập khẩu đến lưu thông, tiêu thụ.
Theo Ban 389 phương thức thủ đoạn buôn lậu dược liệu ngày càng tinh vi như; vận chuyển lậu dược liệu qua đường tiểu ngạch, lợi dụng đường sông, đường suối gây khó khăn cho cơ quan chức năng. Thậm chí một số đối tượng còn vận chuyển dược liệu lậu từ Bắc vào Nam bằng đường sắt, ngụy trang trong hành lý. Quá trình vận chuyển luôn có đối tượng giám sát, sẵn sàng chống trả để “cứu” hàng khi bị phát hiện.
Theo H.Phương
Gia đình & Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét