Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Chuyên gia hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ em và người lớn bị hóc

Chuyên gia hướng dẫn cách sơ cứu khi người lớn bị dị vật đường thở (Thực hiện: Hà Trang)

Sau khi đăng tải bài viết “Cách sơ cứu cực kỳ đơn giản khi trẻ nhỏ bị dị vật đường thở”, nhằm giới thiệu bài hướng dẫn của ông Đoàn Đại Dương – Trưởng Ban chăm sóc sức khỏe của Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội về cách sơ cứu khi trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị dị vật đường thở, chúng tôi đã nhận được nhiều lời động viên, chia sẻ của bạn đọc về tính hữu ích của thông tin.

Do dị vật đường thở có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn. Do đó, trong bài viết tiếp theo này, chúng tôi giới xin giới thiệu cách sơ cứu khi trẻ từ 1-8 tuổi, từ 8 tuổi và người lớn bị dị vật đường thở, vẫn do ông Đoàn Đại Dương nói trên hướng dẫn.

Nói về nguyên nhân dẫn đến người lớn bị dị vật đường thở, ông Dương cho biết, do ăn uống không may bị sặc, nghẹn; do chất nôn bị trào ngược lại; do tai nạn: máu, dịch, răng, bùn, đất rơi vào đường thở.

Cách sơ cứu đối với trẻ từ 8-10 tuổi: Áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép bụng

Phương pháp vỗ lưng có 2 cách: Người sơ cứu ngồi: Đặt trẻ nằm vắt ngang qua đùi người sơ cứu, cổ ngửa, đầu thấp hơn ngực, sau đó tiến hành vỗ 5 lần ở vị trí giữa 2 xương bả vai trẻ đồng thời kiểm tra dị vật có ra không.

Người sơ cứu quỳ: Để trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há. Người sơ cứu quỳ 1 bên trẻ, 1 tay đỡ ngực và 1 tay kia vỗ 5 lần vào vị trí giữa 2 xương bả vai và kiểm tra dị vật có ra không.

Sau khi vỗ lưng mà dị vật chưa ra thì thực hiện phương pháp ép bụng: Trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há. Người sơ cứu quỳ phía sau trẻ, sau đó vòng 2 tay về phía trước bụng trẻ; 1 tay sơ cứu nắm lại đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, tay kia bọc ra ngoài bàn tay trước. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần từ trước ra sau, lên trên.

Nếu dị vật chưa ra thì thực hiện xen kẽ 2 phương pháp trên cho đến khi nào dị vật bật ra ngoài. Nếu trường hợp dị vật vẫn chưa ra thì xử trí như trường hợp bất tỉnh và đưa đi cấp cứu.

Đối với trẻ trên 8 tuổi và người lớn: Vẫn áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép bụng:

Ông Đoàn Đại Dương đang hướng dẫn cách sơ cứu dị vật đường thở đối với người lớn theo phương pháp vỗ lưng.
Ông Đoàn Đại Dương đang hướng dẫn cách sơ cứu dị vật đường thở đối với người lớn theo phương pháp vỗ lưng.

Phương pháp vỗ lưng: Để nạn nhân đứng, đầu cúi thấp, miệng há. Sau đó người sơ cứu đứng bên nạn nhân một tay đỡ ngực, tay kia vỗ mạnh vào lưng nạn nhân ở vị trí giữa 2 xương bả vai và kiểm tra dị vật.

Nếu dị vật chưa ra thì áp dụng phương pháp ép bụng: Để nạn nhân đứng, đầu cúi, miệng há. Sau đó, người sơ cứu quỳ hoặc đứng phía sau nạn nhân, vòng 2 tay ra phía trước bụng nạn nhân, 1 tay người sơ cứu nắm lại đặt vào vị trí giữa rốn và mũi ức, tay kia nắm bọc ra ngoài bàn tay trước. Ép bụng đột ngột 5 lần từ trước ra sau, lên trên.

Ông Đoàn Đại Dương đang hướng dẫn cách sơ cứu dị vật đường thở đối với người lớn theo phương pháp ép bụng.
Ông Đoàn Đại Dương đang hướng dẫn cách sơ cứu dị vật đường thở đối với người lớn theo phương pháp ép bụng.

Nếu dị vật chưa ra thì thực hiện xen kẽ 2 phương pháp trên cho đến khi nào dị vật bật ra ngoài. Nếu trường hợp dị vật vẫn chưa ra thì xử trí như trường hợp bất tỉnh và đưa đi cấp cứu.

Nguyễn Dương

Tag :sơ cứu, dị vật, đường thở, dị vật đường thở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét